-
-
-
Phí vận chuyển: Tính khi thanh toánTổng tiền thanh toán:
-
Áo chống cháy
Thương hiệu: Châu Hưng
Liên hệ
Quần áo chống cháy, có tác dụng chính là cịu nhiệt và cách lửa, được dùng để bảo vệ người lao động (lính cứu hỏa, thợ nấu gang, thép…) chống lại tác động đồng thời của ba yếu tố: nhiệt (nhiệt bức xạ, nhiệt tiếp xúc và nhiệt đối lưu) và ngọn lửa.
1. Phân loại, kết cấu và vật liệu sử dụng
Giống như các loại phương tiện BVCN khác, quần áo chống cháy cũng được loại theo công dụng (mức độ bảo vệ), kết cấu và vật liệu sử dụng.
Theo công dụng: Quần áo được phân thành 3 loại với 3 cấp độ bảo vệ từ thấp đến cao:
- Cấp 1: Mức độ bảo vệ thấp
- Cấp 2: Mức độ bảo vệ trung bình
- Cấp 3: Mức độ bảo vệ cao
Theo kết cấu: Quần áo được phân thành 3 loại chính:
- Quần áo đơn: Là loại quần áo được làm bằng một hoặc nhiều lớp vải. Các bộ phận như túi, mối liên kết phải bảo đảm kín và tháo mở nhanh…
- Quần áo tổ hợp : Tổ hợp hai hay nhiều quần áo nhằm bảo đảm khả năng bảo vệ.
Ngoài ra theo kết cấu, còn có quần áo may liền, may rời và quần áo được trang bị đồng bộ (mũ trùm, găng, ủng…) nhằm bảo vệ đồng bộ từ đầu đến chân.
2. Yêu cầu chất lượng
Yêu cầu chất lượng đối với quần áo chống cháy quy định trong TCVN 7618 : 2006 (ISO 15538 : 2001) gồm:
- Yêu cầu về kết cấu: Loại quần áo, kích thước, các bộ phận…
- Yêu cầu về vật liệu, thể hiện bằng các chỉ tiêu sau:
+ Độ bền cơ lý: Thay đổi kích thước, độ bền kéo, độ bền xé, độ bền mối ghép
+ Độ chịu nhiệt và lửa: Độ chịu nhiệt, lan truyền ngọn lửa có giới hạn
+ Độ truyền nhiệt: Nhiệt bức xạ, nhiệt đối lưu và nhiệt tiếp xúc
+ Các chỉ tiêu khác: Độ chống thấm nước, thấm ướt bề mặt
3. Lưu ý khi lựa chọn, sử dụng và bảo quản
Lựa chọn:
- Sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, có văn bản công bố hợp chuẩn, hợp quy hoặc kết quả giám định chất lượng.
- Quần áo phải phù hợp với điều kiện sử dụng. Lưu ý quần áo chống cháy cấp độ 2 dùng tốt cho nhân viên chữa cháy. Song không khuyến cáo dùng trong trường hợp người bị ngọn lửa bao trùm trong một khoảng thời gian nhất định.
Sử dụng:
- Kiểm tra chất lượng trước và sau khi sử dụng:
+ Các dấu hiệu hư hỏng về cơ (rách, thủng…)
+ Các dấu hiệu hư hỏng nhiệt (lỗ thủng, cháy, nóng chảy)
- Người sử dụng phải được huấn luyện về cách sử dụng, cởi bỏ, vệ sinh, bảo quản.
- Không để lửa bao trùm liên tục. Nếu bị, phải tìm cách thoát nhanh ra khỏi đám cháy.
- Sau khi sử dụng, phải vệ sinh quần áo sạch sẽ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bảo quản:
- Bảo quản nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát và theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
- Bảo dưỡng phải được thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và do người có chuyên môn, được đào tạo thực hiện